7 loài chim quý hiếm được thả về Vườn Quốc gia Tam Đảo
Vườn quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 74 cá thể chim tại địa phận vườn quốc gia. Trong số này có 7 loài quý hiếm.
|
Theo thông tin từ Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), 74 cá thể chim thuộc 12 loài phân bố tự nhiên trong khu vực đã được Vườn Quốc gia Tam Đảo phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả. Ảnh: Tiền phong. |
|
Những cá thể chim này được các tổ chức, cá nhân bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc trước khi tái thả về tự nhiên theo quy định của pháp luật. Ảnh: Bảo vệ Pháp luật. |
|
Trong số 74 cá thể chim được thả về tự nhiên lần này có 7 loài thuộc nhóm IIB theo danh mục thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ. Ảnh: ĐT/Thiên nhiên & Môi trường. |
|
7 loài chim quý hiếm đó gồm: Khướu bạc má (Pterorhinus chinensis), Kim oanh tai bạc (Leiothrix argentauris), Khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei), Khướu mặt đỏ (Liocichla ripponi), Khướu tai bạc (Trochalopteron melanostigma) và Diều hâu (Milvus migrans). Ảnh: VQG Tam Đảo. |
|
Chim khướu đuôi đỏ có tên khoa học Trochalopteron milnei. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài khoảng 26 - 27 cm. Loài này phân bố chủ yếu ở rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ. Ảnh: eBird. |
|
Chim khướu tai bạc có tên khoa học Trochalopteron melanostigma. Chúng có chiều dài khoảng 25 - 26 cm khi trưởng thành. Loài này sống ở rừng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh và cây lá kim, rừng thứ sinh, rừng tre nứa. Ảnh: eBird. |
|
Có tên khoa học là Milvus migrans, mỗi cá thể diều hâu khi trưởng thành có dài trung bình khoảng 55 - 60 cm. Chúng phân bố ở các khu vực trống trải, ao hồ lớn, thậm chí cả thành phố. Ảnh: eBird. |
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ loài chim ngốc nghếch nhất thế giới và không hề biết bay.
Tâm Anh (TH)