![]() |
Về giáo dục, Đan Phượng có 55 trường ở các cấp học thì cả 55 trường đều đã đạt chuẩn quốc gia, trong đó cấp độ 2 chiếm hơn 70%. “Chúng tôi xác định phát triển đô thị theo hướng đô thị hóa nông thôn “Xanh, văn minh, văn hiến”. Vì thế các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa là những tài nguyên rất quan trọng trong quá trình phát triển đô thị. Sau này phát triển đô thị thì Đan Phượng vẫn giữ được bản sắc vốn có”, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, khẳng định.
Người đứng đầu cấp ủy huyện Đan Phượng, cho rằng, tài nguyên nào với địa phương này cũng quan trọng, nhưng con người vẫn quan trọng nhất. Muốn tài nguyên con người phát triển thì phải đầu tư, phát triển giáo dục.
Thứ hai, huyện Đan Phượng đã đi thẳng vào nội dung “Xã hội số” và tiếp tục nhấn mạnh vào công dân số, đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong xây dựng nông thôn mới của Đan Phượng có một “đặc sản”, đó là huyện tổ chức cuộc thi “Thôn, tổ dân phố sáng – xanh – sạch – đẹp”, được thực hiện trong nhiều năm trước khi có đại dịch Covid-19. Sau 20 tháng triển khai cuộc thi kể trên, khi sơ kết, không tính giá trị ngày công, chỉ thuần túy vật chất của người dân đóng góp, tham gia ước tính hơn 30 tỷ đồng. “Chủ trương đúng, chính sách đúng thì người dân sẽ chủ động tham gia để phát triển nông thôn mới”, ông Nguyễn Đức Hải, chia sẻ.
![]() |
Theo đó, Đan Phượng là địa phương dẫn đầu toàn TP với 12/15 xã đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay, 3 xã còn lại là Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thọ An cũng đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.
UBND huyện đã có kết quả thẩm tra, chấm điểm. Theo đó xã Thọ An đạt 95,5 điểm; xã Hạ Mỗ đạt 97,05 điểm; xã Liên Hồng đạt 96,8 điểm. Huyện đã yêu cầu các xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định trình huyện báo cáo TP xem xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải khẳng định, huyện xác định phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó trọng tâm là du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm nông nghiệp. Ở thời điểm có dịch Covid-19, ngoài “sáng– xanh – sạch – đẹp”, Đan Phượng đã thêm tiêu chí “an toàn” để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Khi đại dịch Covid-19 đi qua, Đan Phượng thêm một tiêu chí nữa, đó là “thông minh”. Vì thế, 129 thôn/Tổ dân phố của huyện đều là thôn/Tổ dân phố “thông minh”. Lực lượng đoàn viên thanh niên, các thành viên là doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn huyện là nòng cốt chính để thực hiện thành công yếu tố “thông minh” của địa phương này.
“Huyện Đan Phượng có hơn 35km đê, huyện tiến hành cải tạo cảnh quan, làm đẹp bộ mặt phố phường, bảo vệ môi trường. Nhưng việc cải tạo này không dùng ngân sách Nhà nước mà thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Điều này tạo nên sản phẩm của nhân dân. Đối với huyện Đan Phượng, chúng tôi xác định phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó trọng tâm là du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm nông nghiệp. Đến với Đan Phượng, nhìn thấy cảnh quan sạch và đẹp, đó là yếu tố để thu hút người dân, du khách đến với địa phương”, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, thông tin thêm.
Ngoài ra, thực hiện “Năm 2023: Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, cũng như thực hiện các chỉ thị của Thành phố Hà Nội. Suốt từ ừ đầu năm 2023, các cơ quan chức năng huyện Đan Phượng đã xử lý quyết liệt những vi phạm, tồn tại liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp và hành lang đê điều trái pháp luật, với 90 trường hợp. Nói là thực hiện cưỡng chế nhưng thực chất huyện Đan Phượng hỗ trợ bà con di chuyển ra khỏi khu vực đất người dân vi phạm. Để làm được điều này, quan trọng nhất là sự đồng thuận của nhân dân, kết hợp với tinh thần quyết tâm của cả hệ thống.
![]() |
Tham quan một số điểm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của huyện Đan Phượng như Miếu Hàm Rồng, Đền Văn Hiến..., chúng tôi cảm nhận rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử cũng như tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch của huyện Đan Phượng, mang nét duyên thầm một vùng quê của các cô gái đảm.
Khi lãnh đạo huyện Đan Phượng cùng các thành viên đoàn công tác Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội dâng hương tại Đền Văn Hiến - nơi thờ Thái úy Tô Hiến Thành và quan nghề Đỗ Trí Trung, cán bộ văn hóa xã Hạ Mỗ đã giới thiệu nét văn hóa, lịch sử Đền Văn Hiến với đoàn công tác. Vẻ đẹp cảnh quan cũng như vị trí trọng yếu mang dấu ấn lịch sử một thời cho thấy tiềm năng lớn du lịch nơi đây.
Đan Phượng có đặc thù nằm trong không gian văn hóa xứ Đoài, ôm lấy hai con sông Hồng, sông Đáy và ở giữa có dòng sông Nhuệ cổ. Trên địa bàn huyện có 155 di tích, trong đó nhiều di tích chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc như không gian văn hóa miếu Hàm Rồng, đền Văn Hiến, đình Vạn Xuân, miếu Diều… Trong đó miếu Diều (miếu Châu Trần), xã Hồng Hà vừa được UBND TP xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật cấp TP. Nơi đây có lễ hội diều sáo độc nhất vô nhị cả nước, được tổ chức vào 15/3 âm lịch hàng năm.
Ngoài ra, Đan Phượng còn có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như ca trù Thượng Mỗ, hát chèo tàu Tân Hội… Đây là những tài nguyên quý báu để huyện thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/HU ngày 17/2/2022 của Huyện ủy Đan Phượng về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng, giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn 2045.
![]() |
Chị Bùi Hường Bích, Giám đốc HTX Đan Hoài giới thiệu với đoàn về các loài hoa Lan. |
Tiếp đến, những mô hình tròng hoa của Đan Phượng cũng cho thấy sức sống mới phát triển kinh tế cũng như xây dựng vẻ đẹp làng quê. Trong đó, HTX Đan Hoài là một trong những mô hình trồng hoa Lan công nghệ cao đầu tiên của Hà Nội, được coi là một hình mẫu của mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại. Qua gần 20 năm đầu tư sản xuất, hợp tác xã đã hợp tác với nhiều đơn vị khoa học hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa Lan Hồ Điệp.
Theo chị Bùi Hường Bích, Giám đốc HTX Đan Hoài, hiện HTX đang sản xuất gần 100 loại Lan Hồ Điệp. Đồng thời, HTX cũng tham gia nhiều dự án với đơn vị nhà nước về nghiên cứu sản xuất, tiêu thụ hoa lan chất lượng cao, quy mô công nghiệp...
![]() |
Chị Đặng Thị Cuối, Giám đốc HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý trao đổi với các phóng viên (PV) về kinh nghiệm làm rau công nghệ cao. |
Tiếp đó, đoàn đã tới thăm mô hình sản xuất rau của HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý. Bằng kinh nghiệm hơn 16 năm tích lũy khi sang trồng rau hữu cơ tại Đài Loan (Trung Quốc) cùng với quyết tâm "dám nghĩ, dám làm", bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đã trở thành một điểm sáng làm nông nghiệp trên quê hương Đan Phượng (Hà Nội)./.