Loài ăn thịt khổng lồ giống kỳ nhông có răng nanh sắc nhọn, có khả năng thống trị vùng biển cách đây 280 triệu năm (ảnh cắt từ video) |
Theo các nhà khoa học, loài săn mồi này lớn hơn một người, có thể đã sử dụng đầu rộng, phẳng và răng cửa để hút và nhai con mồi không nghi ngờ. Hộp sọ của nó dài khoảng 2 feet (60 cm).
“Nó hoạt động giống như một chiếc máy bấm ghim hung hăng”, Michael Coates, một nhà sinh vật học tại Đại học Chicago, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết.
Các tàn tích hóa thạch của bốn sinh vật được thu thập cách đây khoảng một thập kỷ đã được phân tích, bao gồm một phần hộp sọ và xương sống. Những phát hiện về Gaiasia Jennyae đã được công bố vào thứ tư (ngày 3/7) trên tạp chí Nature. Sinh vật này tồn tại khoảng 40 triệu năm trước khi khủng long tiến hóa.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu những loài săn mồi cổ đại này để khám phá nguồn gốc của động vật bốn chân: loài động vật bốn chân leo lên cạn bằng ngón tay thay vì vây và tiến hóa thành động vật lưỡng cư, chim và động vật có vú bao gồm cả con người.
Hầu hết các hóa thạch tetrapod thời kỳ đầu đều xuất phát từ các đầm lầy than nóng thời tiền sử dọc theo đường xích đạo ở nơi hiện là Bắc Mỹ và Châu Âu. Nhưng những tàn tích mới nhất này, có niên đại khoảng 280 triệu năm trước, được tìm thấy ở Namibia ngày nay, một khu vực ở Châu Phi từng được bao phủ bởi các sông băng và băng.
Điều đó có nghĩa là, động vật bốn chân có thể đã phát triển mạnh ở vùng khí hậu lạnh sớm hơn dự kiến của các nhà khoa học, làm nảy sinh nhiều câu hỏi về cách thức và thời điểm chúng xâm chiếm Trái Đất.
Đồng tác giả Claudia Marsicano tại Đại học Buenos Aires, người tham gia nghiên cứu, cho biết: "Câu chuyện ban đầu về những động vật bốn chân đầu tiên phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ".
Tên của sinh vật này xuất phát từ thành tạo đá Gai - As ở Namibia, nơi người ta tìm thấy hóa thạch và theo tên của nhà cổ sinh vật học quá cố Jennifer Clack, người đã nghiên cứu về cách động vật bốn chân tiến hóa./.