Khi các phi hành gia của tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt trăng vào năm 1969, họ phát hiện lớp bụi trên Mặt trăng ở trạng thái bất động hàng thiên niên kỷ. (Ảnh: National Geographic Kids) |
Mặc dù lực hấp dẫn trên Mặt trăng rất yếu, lớp bụi này vẫn lơ lửng rất lâu và bám vào quần áo, trang thiết bị như thể được bôi keo. (Ảnh: Wikipedia) |
Đất trên Mặt trăng còn chịu được nhiệt độ rất cao ban ngày (160°C) và rất thấp ban đêm (-40°C). (Ảnh: Wikipedia) |
Thuộc tính kỳ lạ của đất Mặt trăng được lý giải bởi tiến sĩ Marek Zbik thông qua công nghệ kính hiển vi nano. (Ảnh: LinkedIn) |
Các hạt nano trong đất Mặt trăng được giữ trong các bong bóng thuỷ tinh do thiên thạch tác động lên Mặt trăng tạo ra. (Ảnh: dailymail) |
Thay vì chứa khí hay hơi nước, các bong bóng thuỷ tinh trên Mặt trăng chứa mạng lưới tổ ong các hạt thuỷ tinh nano. (Ảnh: dailymail) |
Những hạt nano này hoạt động theo quy luật vật lý lượng tử, khác hoàn toàn so với vật lý thông thường, và khi kết hợp với lớp đất, tạo ra các thuộc tính kỳ lạ cho đất trên Mặt trăng. (Ảnh: dailymail) |
Phát hiện này mở ra nhiều câu hỏi thú vị về nguồn gốc và cấu trúc của đất trên Mặt trăng. (Ảnh: The Hindu) |
Mời quý độc giả xem thêm video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.