Hạ tầng giao thông: Thần tốc – chất lượng – tối ưu hiệu quả

Gần 1 thập kỷ qua, Việt Nam có không ít công trình không - thủy - bộ đầu tư hiện đại, mang dấu ấn khu vực tư nhân. DN tư nhân được xác định là động lực để nước ta có sự bùng nổ.

Tuyến cao tốc hiện đại bậc nhất cả nước: Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái

Năm 2022, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái - dự án triển khai theo phương thức đối tác công tư, với tổng mức đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng được thông xe chỉ sau hơn 2 năm giải phóng mặt bằng và thi công. Không ngạc nhiên về tốc độ, bởi thi công dự án là Tập đoàn Sun Group.

Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được xây dựng chỉ trong hơn 25 tháng. Ảnh Bình Minh
Cao tốc dài 80km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,25m với hệ thống chiếu sáng hiện đại này đã đưa Quảng Ninh thành tỉnh có số km cao tốc lớn nhất cả nước với 176km.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-2
Tuyến cao tốc có hạ tầng chiếu sáng hiện đại. Ảnh Bình Minh
Trước đó, năm 2018, tuyến cao tốc hơn 11.800 tỷ đồng, dài 100km Hạ Long - Vân Đồn cũng có sự đồng hành của Sun Group.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-3
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn khánh thành năm 2018. Ảnh Bình Minh
Trục cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái kết nối cùng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cái chỉ còn hơn 3 giờ, qua đó giúp tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông, tạo không gian phát triển mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-4
Quảng Ninh nay là hình mẫu về phát triển cao tốc của cả nước. Ảnh Bình Minh
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn – Sân bay tư nhân đầu tiên

Khánh thành năm 2018, sân bay Vân Đồn là cảng hàng không quốc tế đạt cấp 4E, công suất 2,5 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hóa/năm.

Sân bay có tổng vốn đầu tư 7463 tỷ đồng, hoàn thành chỉ sau 2 năm xây dựng.

Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-5
Sân bay quốc tế Vân Đồn – sân bay đầu tiên của Việt Nam được xây mới hoàn toàn từ sau 1975. Ảnh Bình Minh
Theo ông Romy Berntsen - đại diện công ty tư vấn thiết kế sân bay NACO thì đây "có thể xem là sân bay hiện đại nhất Việt Nam". Đường băng sân bay dài 3,6km, thiết kế bê tông 2 lớp, được trang bị hệ thống đèn hiệu, dẫn đường hạ cánh tự động của Mỹ, châu Âu, hệ thống khay trả tự động iLane của Đức, hạ tầng thông tin của Mỹ hay ghế ngồi phòng chờ từ Tây Ban Nha… Sân bay có 6 điểm đỗ máy bay và 4 ống lồng và có thể đón các loại máy bay hiện đại bậc nhất thế giới, bao gồm những dòng thân rộng như Boeing 787, Airbus A350.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-6

Bên cạnh nhiều giải thưởng khác, CHK quốc tế Vân Đồn được Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) vinh danh là “Sân bay khu vực hàng đầu thế giới” năm 2020; “Sân bay khu vực hàng đầu châu Á” 4 năm liên tiếp, kể từ năm 2020 đến 2023.

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long – Cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt đầu tiên

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cũng được đầu tư bởi Sun Group với tổng vốn đầu tư 1.032 tỷ đồng, được thi công chỉ hơn 1 năm với nhiều hạng mục: cầu cảng, cầu dẫn, bến thuyền quốc tế và bến nội địa, nhà ga hành khách, nhà công vụ của cơ quan chức năng.

Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-7
Cảng tàu khách quốc tế quy mô của Hạ Long. Ảnh Bình Minh
Đây là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam có thể đón tàu có tải trọng tới 225.000 GRT, với tổng số người lên đến 8.460, phục vụ được 2 tàu đậu cùng lúc.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-8
Đây hiện là bến đỗ của nhiều tàu du lịch trọng tải lớn, hạng sang. Ảnh Bình Minh
Cả 3 công trình kể trên đều được ví như hình mẫu về hạ tầng giao thông không chỉ của Quảng Ninh mà của cả nước. Bởi, đó đều là công trình do tư nhân đầu tư, được triển khai trong thời gian thần tốc, là những công trình hiện đại, đẳng cấp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển đột phá của kinh tế, xã hội địa phương. Đó cũng là ba ví dụ điển hình của chiến lược “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, với đầu ra là những dự án được triển khai nhanh - chất lượng, tối ưu nguồn lực.

Đón chờ Sân bay Gia Bình và nhiều công trình hạ tầng đột phá

Sun Group tiếp tục trở thành nhà thầu thi công dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) do Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an) làm chủ đầu tư. Dự án khởi công đầu tháng 12 vừa qua.

Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-9
Phối cảnh minh họa sân bay Gia Bình
Đây là sân bay chuyên dùng có quy mô dự kiến rộng 245ha, chiều dài đường băng 3.050m, tổng mức đầu tư dự kiến xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Đặc biệt, sau khi khởi công giai đoạn 1, Bắc Ninh đang tập trung xây dựng Đề án trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung để nâng cấp sân bay thành Cảng hàng không, phục vụ đón các đoàn ngoại giao quốc tế, vận tải hành khách và hàng hóa, kéo dài đường băng từ 3,05km lên tới 4,5km để đón các loại máy bay lớn nhất thế giới.
Ha tang giao thong: Than toc – chat luong – toi uu hieu qua-Hinh-10
Phối cảnh minh họa nhà ga sân bay
Đáng chú ý, Sun Group cam kết xây sân bay Gia Bình với “3 cái nhất”: thời gian thi công nhanh nhất – 12 tháng; chất lượng tốt nhất; chi phí rẻ nhất. 12 tháng là thời gian nhanh kỷ lục đối với xây dựng sân bay tại Việt Nam.

Có thể thấy, khi có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế tư nhân giàu tiềm lực, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng đều được triển khai nhanh chóng, chất lượng và tối ưu chi phí, loại trừ được những vấn đề tồn tại trong đầu tư hạ tầng như cơ chế xin – cho, chậm tiến độ, đội vốn,… Xã hội hóa nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông cũng là xu thế của nhiều quốc gia để vừa tận dụng kinh nghiệm, nền tảng tài chính của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.

Cách làm này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh: “đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) để phát triển hạ tầng giao thông là cần thiết trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế”. Đặc biệt, trong bối cảnh theo quy hoạch chiến lược ngành giao thông, riêng ở 3 lĩnh vực đường bộ, đường hàng không, đường thủy, Việt Nam cần đến hơn 2 triệu tỷ đồng vốn đầu tư.