Lo ngại thả muỗi biến đổi gen chống sốt xuất huyết ở Brazil

Nhiều lo ngại trước việc thả sinh vật biến đổi gen ra môi trường. Tuy nhiên để chống lại đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn đầu năm 2024, Brazil vẫn lựa chọn thả muỗi biến đổi gen.

Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo, việc thả các loại muỗi biến đổi gen ra môi trường để phòng các bệnh lây truyền từ muỗi là quá sớm và có thể gây ra hậu quả ngoài ý muốn.

Theo các chuyên gia thuộc Ủy ban Các học viện quốc gia về khoa học, kỹ thuật và y tế Mỹ, công nghệ chuyển đổi gen có thể gây ra những tác hại như: Làm giảm số lượng các loài côn trùng khác, thậm chí nguy hiểm hơn là tạo ra các loài sinh vật mới có khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh hơn.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, cần thận trọng và tiến hành thêm nhiều nghiên cứu về những hậu quả của việc thả các sinh vật biến đổi gene vào môi trường.

Các loại muỗi biến đổi gene với mục đích hạn chế có mục tiêu các loại virus mang bệnh truyền nhiễm.

Các loại muỗi biến đổi gene với mục đích hạn chế có mục tiêu các loại virus mang bệnh truyền nhiễm.

Loại muỗi biến đổi gen mang vi khuẩn Wolbachia được nghiên cứu tạo ra từ năm 2016. Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây sốt xuất huyết) và Zika (gây bệnh Ebola) trong cơ thể muỗi vằn.

Sau một thời gian, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần chiếm ưu thế hơn trong quần thể muỗi vằn tự nhiên và qua đó giúp hạn chế lan truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika mà không làm tăng số lượng muỗi trong cộng đồng.

Tại Brazil thì lại tạo ra một giống muỗi biến đổi gen với một cơ chế khác. Tại thành phố Suzano thuộc bang Sao Paolo của Brazil, công ty công nghệ sinh học Oxitec của Anh đang phát triển một phiên bản biến đổi gen của loài muỗi Aedes aegypti.

Những con muỗi đực sau khi biến đổi gen sẽ mang một gen có thể tiêu diệt muỗi cái. Khi được thả ra môi trường tự nhiên, chúng sẽ khiến tỷ lệ sinh sản của loài muỗi này giảm đi, đồng thời giảm số lượng muỗi cái - tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết.

Bà Natalia Ferreira, Tổng Giám đốc Oxitec tại Brazil cho biết: Khoảng thời gian tháng 2 - tháng 3 hàng năm ở Brazil là thời điểm muỗi sinh trưởng mạnh. Mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm và những quả trứng ngủ yên từ năm ngoái nở ra, trở thành muỗi trưởng thành.

Brazil hiện đối mặt với đợt bùng phát mạnh của dịch sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm 2024.

Brazil hiện đối mặt với đợt bùng phát mạnh của dịch sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm 2024.

Phương pháp này đã được chứng minh có tác dụng giảm 90% số muỗi trong khu vực, giúp giảm rõ rệt số ca bệnh sốt xuất huyết tại Brazil.

Ông Rodrigo Ashiuchi, Thị trưởng thành phố Suzano cho rằng: Những nỗ lực triển khai của chúng tôi đã có tác dụng. Ban đầu, thành phố phải đặt trong tình trạng báo động (về sốt xuất huyết) nhưng giờ thì số ca bệnh đã giảm đáng kể.”

Brazil đang phải đối mặt với một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong năm nay, khi đã ghi nhận hơn 973.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó 195 trường hợp đã tử vong. Đây được kỳ vọng là một trong các giải pháp nhằm đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết tại Brazil hiện nay, trong bối cảnh số ca bệnh đang tăng lên chóng mặt.