Loại bỏ một phần niêm mạc dạ dày giúp giảm cân?

Một quy trình giảm cân thử nghiệm phương thức đốt cháy một phần niêm mạc dạ dày giúp cho người tham gia thử nghiệm giảm đến 8% trọng lượng cơ thể.

Các nhà khoa học đã báo cáo kết quả của một nghiên cứu tại Tuần lễ Bệnh Tiêu hóa hàng năm vào ngày 19/5 vừa qua tại Washington, DC (Mỹ). Theo nghiên cứu này, loại bỏ một mảng niêm mạc dạ dày của bệnh nhân bằng nhiệt giúp hạn chế cơn đói, qua đó giúp giảm cân.

Được gọi là "Cắt bỏ niêm mạc đáy dạ dày", thủ thuật này dựa vào ống nội soi, chỉ mất chưa đầy một giờ và không cần nhập viện. Matthew Kroh, bác sĩ nội soi phẫu thuật của Phòng khám Cleveland (Bang Ohio, Mỹ), không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Ưu điểm của việc này là thủ tục tương đối đơn giản”.

Lớp niêm mạc dạ dày bj loại bỏ một phần giúp cho người béo phì ít cảm thấy đói qua đó giảm cân.

Lớp niêm mạc dạ dày bj loại bỏ một phần giúp cho người béo phì ít cảm thấy đói qua đó giảm cân.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, sau thủ thuật có xuất hiện một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn nhẹ và co thắt cơ nhẹ. Đây được xem là sự khác biệt lớn so với phẫu thuật giảm béo, được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho bệnh béo phì, bao gồm nhiều kỹ thuật nhằm hạn chế kích thước dạ dày hoặc tác động đến khả năng hấp thụ thức ăn. Bệnh nhân có thể phải nhập viện nhiều ngày và mất nhiều tuần để hồi phục.

Bác sĩ Kroh cho biết, những người béo phì thường tránh những phương pháp điều trị này vì họ không muốn phải chịu đựng phẫu thuật. Ông khẳng định: “Quy trình mới này có thể mang lại một lựa chọn dễ dàng hơn nếu kết quả đạt được ở những nhóm bệnh nhân lớn hơn”.

Cuộc thử nghiệm lâm sàng bao gồm 10 phụ nữ, trung bình đã giảm 8% trọng lượng cơ thể, khoảng hơn 8,6 kg trong vòng sáu tháng. Con số này ít hơn những gì bệnh nhân thường thấy từ phẫu thuật giảm cân hoặc điều trị bằng dược phẩm như thuốc chống béo phì nhưng nó đủ để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người, Margaret Keane, bác sĩ nội soi béo phì tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết. Ngay cả ở mức giảm cân này, mọi người vẫn có thể nhận thấy được những cải thiện trong các tình trạng đi kèm với béo phì, như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, việc giảm cân của người tham gia là do việc giảm hormone gây đói gọi là ghrelin. Hormon này hoạt động giống như tiếng chuông báo hiệu, gửi thông báo cho não rằng đã đến giờ ăn.

Bằng thủ thuật nội soi, các bác sĩ đốt cháy một phần niêm mạc ở đáy dạ dày. Qua đó đó đã phá hủy các tế bào sản sinh ra loại hormone gây đói chính.

Bằng thủ thuật nội soi, các bác sĩ đốt cháy một phần niêm mạc ở đáy dạ dày. Qua đó đó đã phá hủy các tế bào sản sinh ra loại hormone gây đói chính.

Ít ghrelin hơn có nghĩa là ít cảm giác đói hơn, không có loại thuốc nào có thể làm giảm mức độ hormone trong máu, nhưng các bác sĩ có thể nhắm trực tiếp vào mô tạo ra ghrelin. Các tế bào trong phần niêm mạc của dạ dày tiết ra hormone này.

Tác giả Christopher McGowan, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y khoa True You Weight Loss (New York, Mỹ) cho rằng, việc đốt cháy một phần niêm mạc này sẽ dẫn đến giảm cân.

Ý tưởng này không phải là chưa có tiền lệ. Các ca phẫu thuật giảm béo loại bỏ hoặc bỏ qua phần dạ dày này cũng có thể làm giảm ghrelin.

Mức ghrelin của người tham gia đã giảm khoảng 45%, từ khoảng 460 picogram/ml lúc ban đầu xuống còn khoảng 250 sau sáu tháng làm thủ thuật. McGowan cho biết tại cuộc họp báo rằng, đó có thể là do họ có số lượng tế bào sản xuất ghrelin chỉ bằng một nửa sau thủ thuật.

Bởi vì nghiên cứu chỉ theo dõi bệnh nhân trong 6 tháng nên không rõ kết quả của quy trình sẽ kéo dài bao lâu - và liệu các tế bào sản xuất ghrelin có phát triển trở lại hay không.

Bác sĩ McGowan lưu ý một tác động khác cũng có thể hạn chế cơn đói của bệnh nhân là khi khu vực bị đốt này lành lại: “Các mô sẹo hình thành sau khi bị bỏng khiến vùng dạ dày này kém giãn nở và cứng hơn, vì vậy, bệnh nhân cảm thấy no khi ăn ít hơn”.

McGowan coi kỹ thuật này là một phương pháp điều trị độc lập tiềm năng cho bệnh béo phì. Nó có lẽ có thể được sử dụng cho những bệnh nhân sử dụng thuốc giảm nhưng tăng cân trở lại sau khi ngừng dùng thuốc.