Hình ảnh mô phỏng LHB và đường hầm kết nối với bên ngoài. Ảnh: Viện Max Planck |
Những đường hầm hoạt động như đường cao tốc nối giữa các vì sao. Ảnh: Daily Galaxy |
Khám phá trên được thực hiện nhờ vào khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ kính viễn vọng eROSITA, đài thiên văn X quang đầu tiên nằm ngoài khí quyển trái đất.
Các nhà nghiên cứu đã tạo dựng thành công mô hình 3D của toàn bộ LHB, không những xác nhận một số đặc điểm đã dự đoán trước mà còn giúp tìm ra những điều hoàn toàn mới mẻ.
"Điều chúng tôi chưa biết là sự tồn tại của một đường hầm liên sao hướng đến chòm sao Nhân Mã", theo đồng tác giả báo cáo Michael Freyberg, nhà thiên văn học của Viện Max Planck về Vật lý ngoài trái đất (Đức). Trong đó, chòm sao Nhân Mã cách trái đất khoảng 11 triệu năm ánh sáng.
Sự tồn tại của LHB lần đầu được đề cập cách đây 50 năm. Các nhà thiên văn học cho rằng bong bóng này có thể hình thành khoảng 14 triệu năm trước, khi một chuỗi các siêu tân tinh bùng nổ và thổi bay toàn bộ vật chất liên sao. Kết quả là một khoảng không rộng lớn xuất hiện, với đường kính kéo dài 1.000 năm ánh sáng và bao bọc hệ mặt trời của chúng ta.
Những đường hầm này chứa đầy plasma nóng, mật độ thấp và hoạt động như "đường cao tốc giữa các vì sao ", kết nối các vùng hình thành sao và các túi khí nóng.
Những phát hiện cho thấy rằng các kênh này được hình thành bởi gió của các ngôi sao trẻ và tàn dư siêu tân tinh cổ đại, tạo thành một mạng lưới phân nhánh rộng lớn trong thiên hà.