Tranh cãi quan điểm "thất bại không phải mẹ thành công"

Theo nghiên cứu mới, quan điểm cho rằng "thất bại là mẹ thành công" có thể vừa không chính xác vừa gây tổn hại cho xã hội.

Theo nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, quan điểm vô vị rằng thất bại dẫn đến thành công có thể vừa không chính xác vừa gây tổn hại cho xã hội. Người ngoài nghĩ rằng người trải qua thất bại sẽ cần ít sự giúp đỡ hơn vì nghĩ rằng họ sẽ có cơ hội thành công cao hơn sau mỗi lần đắng cay.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 11 thí nghiệm với hơn 1.800 người tham gia trên nhiều lĩnh vực và so sánh số liệu thống kê quốc gia với phản hồi của người tham gia.

Trong một thử nghiệm, những người tham gia đã đánh giá quá cao tỷ lệ y tá, luật sư và giáo viên tương lai vượt qua kỳ thi cấp giấy phép sau khi đã trượt chúng trước đó.

Không phải lúc nào thất bại cũng làm cho người ta dễ thành công hơn về sau.

Không phải lúc nào thất bại cũng làm cho người ta dễ thành công hơn về sau.

Trưởng nhóm nghiên cứu Lauren Eskreis-Winkler, Tiến sĩ, trợ lý giáo sư về quản lý và tổ chức tại Đại học Northwestern cho biết: “Mọi người mong đợi thành công nối tiếp thất bại thường xuyên hơn nhiều so với thực tế. Họ thường cho rằng hành vi trong quá khứ dự đoán hành vi trong tương lai, vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta thường tin vào điều ngược lại khi nói đến thành công sau thất bại.”

Trong một số thí nghiệm, những người tham gia đã lầm tưởng rằng mọi người chú ý đến lỗi lầm của họ và học hỏi từ chúng.

Trong một thử nghiệm thực địa, các y tá đã đánh giá quá cao mức độ mà đồng nghiệp của họ sẽ học được từ một sai sót trong quá khứ. Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm: Tổng quát .

Eskreis-Winkler nói: “Mọi người thường nhầm lẫn giữa những gì đang có và những gì nên có. “Mọi người nên chú ý và học hỏi từ thất bại, nhưng thường thì họ không làm vậy vì thất bại làm mất đi động lực và đe dọa đến cái tôi.”

Eskreis-Winkler cho biết, mặc dù việc nói với mọi người rằng họ sẽ thành công sau thất bại có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn nhưng suy nghĩ đó có thể gây ra những hậu quả tai hại trong thế giới thực.

Quan điểm này làm cho những người ngoài nghĩ rằng không cần phải có thêm sự giúp đỡ.

Quan điểm này làm cho những người ngoài nghĩ rằng không cần phải có thêm sự giúp đỡ.

Trong một thí nghiệm, những người tham gia cho rằng bệnh nhân tim sẽ có lối sống lành mạnh hơn trong khi nhiều người trong số họ không làm như vậy.

Estreis-Winkler nói: “Những người tin rằng vấn đề sẽ tự khắc phục sau thất bại sẽ ít có động lực hơn để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Tại sao chúng ta lại đầu tư thời gian hoặc tiền bạc để giúp đỡ những người dân đang gặp khó khăn nếu chúng ta lầm tưởng rằng họ sẽ tự sửa chữa?”

Tuy nhiên, mọi người có thể điều chỉnh lại kỳ vọng của mình khi được cung cấp thông tin về những lợi ích không đáng kể của thất bại. Trong hai thí nghiệm, những người tham gia ủng hộ nhiều hơn việc người nộp thuế tài trợ cho các chương trình cai nghiện cho các cựu tù nhân và các chương trình điều trị ma túy khi họ biết về tỷ lệ thành công thấp của những người sử dụng các chương trình đó.

Eskreis-Winkler nói: “Việc sửa chữa những niềm tin sai lầm của chúng ta về sự thất bại có thể giúp chuyển tiền của người nộp thuế từ hình phạt sang phục hồi và cải cách”.