Ổ đĩa quang thường được sử dụng trên laptop, à một loại công cụ dùng để đọc đĩa quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra một tia lazer chiếu vào bề mặt đĩa quang, phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu để đọc hoặc ghi dữ liệu trên đĩa CD, DVD. Dựa vào tính năng mà chúng có thể được chia thành nhiều loại khác nhau.
So với các công nghệ lưu trữ khác, ổ đĩa quang hiện đã có phần lép vế hơn do những hạn chế về phần cứng và độ linh hoạt. Tuy nhiên, loại hình lưu trữ này vẫn có lợi thế riêng và không phụ thuộc vào kết nối internet như cách lưu trữ đám mây.
Và để cải thiện về tính năng hạn chế lưu trữ dữ liệu, mới đây các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải (Trung Quốc) đã phát triển loại ổ đĩa quang có tên gọi có tên AIE-DDPR với dung lượng lưu trữ "khổng lồ". Các nhà khoa học mô tả cùng một petabyte thông tin lưu trên ổ đĩa quang AIE-DDPR tương đương với số ổ HHD cao 2 m khi xếp chồng lên nhau hoặc tương ứng với hơn 220.000 đĩa DVD thông thường. Loại đĩa quang này được tạo ra từ loại vật liệu hoàn toàn mới, và được ví như cuộc cách mạng về lưu dữ liệu. Trong đó, màng phim AIE-DDPR sử dụng kết hợp những phân tử nhạy sáng đặc biệt có thể hấp thụ dữ liệu quang ở cấp nano, sau đó mã hóa bằng chùm laser kép công nghệ cao.
![]() |
Ảnh nguồn Newsweek |
Nhờ thiết kế màng phim AIE-DDPR cực kỳ trong suốt, có thể ghi chồng nhiều lớp lên đĩa quang mà không cần lo ngại ảnh hưởng tới dữ liệu. Điều này tạo ra một chiếc hộp 3D cho thông tin kỹ thuật số, tăng khả năng lưu trữ của đĩa theo cấp số nhân. Kết hợp với sử dụng laser 54 nanomet, cuối cùng nhóm tạo ra một đĩa quang với bộ khung 3 chiều gồm nhiều lớp dữ liệu, có thể chứa 1 petabyte thông tin, tương ứng với 125.000 gigabyte dữ liệu. Đây là lượng dữ liệu khổng lồ so với lượng lưu trữ trong những bộ nhớ flash (USD) hay ổ đĩa cứng (HHD) cao cấp nhất.
Thành quả của các nhà khoa học tại đại học khoa học công nghệ Thượng Hải, Trung Quốc có thể phục vụ cho nhu cầu lưu trữ doanh nghiệp, và khi chi phí giảm xuống, đây có thể sẽ là giải pháp lưu trữ tiêu dùng thay thế cho BluRay hiện tại. Chiếc đĩa lưu trữ quang học của các nhà khoa học này, một mặt có thể lưu trữ 1 petabit, tương đương 125 terabyte dữ liệu. Và nếu ứng dụng kỹ thuật ghi dữ liệu ở cả hai mặt đĩa, thì nó có thể lưu trữ tối đa 1.6 petabit, tức 200 terabyte dữ liệu.