Việt Nam là Quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu thuỷ sản và đến nay đã đạt được một số thành tích đáng kể trên thị trường thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế khi so sánh với hàng hóa của các quốc gia trong khu vực như chất lượng thuỷ sản chưa cao, chưa đa dạng hoá được sản phẩm xuất khẩu, nghèo về mẫu mã và bao bì, chưa có chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực cũng như chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho các sản phẩm thủy sản và đặc biệt là công nghệ chế biến sâu chưa được quan tâm phát triển. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các yếu tố phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng thủy sản đóng góp cho các chương trình chọn giống và bảo tồn giống vật nuôi và trợ giúp trong chuẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa các bệnh ở thực vật, động vật. Ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại cho các nhà khoa học những kiến thực mới và công cụ mới để họ có thể đạt những kết quả nghiên cứu tốt hơn và hiệu quả hơn.
Ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
Việc ứng dụng công nghệ sinh học giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thuỷ sản theo đó các quy trình công nghệ khi áp dụng đã sản xuất ra các hoạt chất có giá trị phục vụ các lĩnh vực của cuộc sống.
Trong những năm qua, ngành nuôi thủy sản của Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ vấn đề biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nhưng sản lượng vẫn duy trì ổn định và tăng đều qua từng năm. Với tăng trưởng xuất khẩu đáng kể và mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành thủy sản Việt Nam đã chứng tỏ sự tiến bộ và tiềm năng. Kết quả có được do các hộ nuôi thủy sản đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm.
Đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng phát triển dựa vào những yêu cầu, đòi hỏi về sự đa dạng của người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU họ đều có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, thủy sản cần đáp ứng với sự bền vững của môi trường. Có rất nhiều tiêu chuẩn chứng nhận nuôi thuỷ sản tôm cá xuất khẩu đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam như SQF, ASC, GlobalGAP,, BAP, AquaGAP, Naturland, VietGAP,… Chẳng hạn, muốn đạt được nhãn sinh thái của ASC, trang trại nuôi trồng thủy sản, nông dân cần chủ động giảm thiểu những tác động đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của tôm cá, có sự tôn trọng cộng đồng xung quanh cũng như hoạt động có trách nhiệm với xã hội theo các tiêu chuẩn một cách nghiêm ngặt.
Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch và đảm bảo môi trường, nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó, giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của người dân. Thay vì sử dụng kháng sinh, hóa chất để xử lý dịch bệnh thủy sản như trước đây, nhiều hộ nuôi đã sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn vào thức ăn cho đối tượng nuôi nhằm tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các hộ cũng thường xuyên bổ sung chế phẩm trực tiếp vào môi trường nuôi để đưa những vi sinh vật có lợi nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao; giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh, giảm mùi hôi trong nước, giúp đối tượng nuôi phát triển tốt. Các vi khuẩn có lợi hoạt động mạnh ức chế, lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, hạn chế mầm bệnh phát triển. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn có tác dụng ổn định độ pH, màu nước, hạn chế tảo phát triển, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng ôxy hòa tan trong nước giúp thủy sản khỏe mạnh và phát triển. Qua đó góp phần hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi gây tác động xấu đến môi trường sinh thái để từng bước xây dựng những mô hình nuôi thủy sản sạch, an toàn và bền vững.
Việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng thủy sản nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung đã đem lại hiệu quả, góp phần hình thành những chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho giá trị cao, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản,
Công nghệ sinh học đang ngày càng cho thấy vai trò ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, sản xuất, đặc biệt là đối với kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng, tạo những bước phát triển đột phá, mở ra triển vọng với các mô hình tăng trưởng mới. Đó là công nghệ phát triển trên nguyên lý thuận thiên, đảm bảo hài hòa với môi trường tự nhiên, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu cao về tăng trưởng bền vững như hiện nay. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp hữu hiệu để phát huy thế mạnh tiềm năng của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo sinh kế và nâng cao đời sống cho người nông dân, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ sinh học và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Công nghệ sinh học cho phép nghiên cứu và sản xuất vắc xin với qui mô lớn để bảo vệ nhiều triệu vật nuôi thông qua các chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc. Công nghệ sinh học đã cung cấp các kỹ thuật tiên tiến (ELISA, hệ thống phân tích sắc ký vạch và đánh dấu phân tử) để truy tìm và xác định vi rút giúp kiểm soát hiệu quả các chiến dịch sử dụng vắc xin. Công nghệ sinh học đã hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi như các loại enzim, các loại probiotics, các loại protein đơn bào và các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc kháng sinh mà được phép sử dụng rộng rãi trong hệ thống chăn nuôi thâm canh trên toàn cầu nhằm nâng cao tính chủ động về dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi và tăng năng suất vật nuôi và thủy sản...
![]() |
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học được sử dụng với các mục đích khác nhau dựa trên đặc tính của từng loại. Có thể thấy các lợi ích to lớn của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản: Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao; Giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh, do đó giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt; Nâng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản; Ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển. Cần bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ vào ao nuôi nhằm đảm bảo vi khuẩn có lợi tồn tại trong ao với số lượng lớn và để phòng bệnh cho động vật thủy sản; Ổn định pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hạn chế tảo phát triển nhiều, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp động vật thủy sản khỏe mạnh và phát triển; Khi trộn chế phẩm sinh học vào thức ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.
Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn có tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chính vì thế trong những năm qua, một số địa phương đã xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học, điều này góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân và từng bước tạo ra những mô hình nuôi sạch, an toàn và bền vững.
Có thể nói, công nghệ sinh học chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện ngành thuỷ sản. Trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học là một hướng đi đúng đắn, hiệu quả, cần khuyến khích nông dân áp dụng rộng rãi trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản.
Một số loại chế phẩm thường dùng trong nuôi trồng thủy sản: Biofloc Technology: Có tác dụng phân hủy chất thải, giải phóng khí độc, ổn định màu nước; Bio water: Là loại vi sinh xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, có tác dụng phân hủy xác động thực vật, thức ăn dư thừa, ổn định màu nước, giải phóng H2S, NH3…; EM1: Là chế phẩm làm sạch nước và nền đáy ao nuôi thủy sản.