Ứng dụng công nghệ vào tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, chi phí thấp, đạt lợi nhuận cao. Hiện các ứng dụng khoa học tiên tiến được tăng cường trong sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã bắt đầu dành nhiều sự quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời nêu lên một số ứng dụng công nghệ đang được triển khai trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Người nông dân đóng vai trò chủ lực

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là giải pháp then chốt cho phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chuyển đổi số giúp ngành nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp giúp việc phân tích dữ liệu về môi trường, các loại đất, cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ đó, người sản xuất sẽ đưa ra những quyết định phù hợp (bón phân, tưới nước, phun thuốc, thu hoạch,…), nhờ đó, giảm được chi phí, giảm ô nhiễm nguồn nước và đất đai, bảo vệ được sự đa dạng sinh học. Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp đã giảm được 1/2 chi phí và công lao động, giảm 50% khí thải nhà kính, tăng năng suất lên 30%, nhờ đó, tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số giúp người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi được các thông số về chất lượng nông sản và yên tâm sử dụng

Để chuyển đổi số nông nghiệp thành công cần đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực mà còn là nhóm cần được quan tâm nhất. Hàng hóa nông sản của Việt Nam trên thị trường hiện chủ yếu do người nông dân sản xuất ra. Người nông dân ngày càng sử dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất cho hiệu quả năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, đưa nền nông nghiệp Việt Nam dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Để thích ứng với chuyển đổi số, việc tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho người nông dân là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa. Người nông dân ngoài chủ động học hỏi nâng cao vai trò của người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp, có thể chủ động lên sàn, giao lưu với người mua, giới thiệu những đặc tính khác biệt của sản phẩm để có giá trị cao hơn.

Ứng dụng khoa học tiên tiến đang được tăng cường trong sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học tiên tiến đang được tăng cường trong sản xuất nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để vừa sản xuất nông sản hàng hóa, vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tạo cảnh quan môi trường sống cho người dân; các giá trị nông nghiệp tạo ra có thể góp phần phục vụ du lịch, giải trí, chăm sóc sức khoẻ,... tất yếu mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả điều hành, cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chuyển đổi số giúp tăng cường kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa cung - cầu, hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, từ đó, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và có tính bền vững hơn. Do đó, chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là tạo dựng môi trường, hệ sinh thái nông nghiệp thông minh nhằm phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Ứng dụng khoa học tiên tiến đang được tăng cường trong sản xuất nông nghiệp. Và nó đã và đang mang lại nhiều lợi ích.

Giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời

Nâng cao năng suất lao động

Một vài vùng nông thôn hiện đã áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa. Thực tế, nhiều địa phương đã thí điểm công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân

Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,…

IoT và cảm biến trên cánh đồng

IoT đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng hiệu quả để phục vụ các hoạt động theo dõi thông tin, hình ảnh về cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, tuy rằng IoT chưa được áp dụng nhiều nhưng đây sẽ là xu hướng mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.

Các cảm biến được cài đặt có tính toán, xung quanh các cánh đồng cùng với công nghệ nhận dạng hình ảnh cho phép nông dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới. Hệ thống cũng kết nối với các thiết bị được lắp đặt tại cánh đồng để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người. Các cảm biến này gửi cho nông dân thông tin cập nhật theo thời gian thực, do đó có thể thực hiện các thay đổi phù hợp với cây trồng của họ.

Học máy và phân tích

Có lẽ một trong những chuyển đổi kỹ thuật số sáng tạo nhất là khả năng sử dụng học máy và các phân tích tiên tiến để khai thác dữ liệu cho các xu hướng. Học máy có thể dự báo đặc điểm và gien nào tốt nhất cho thực tế sản xuất tuỳ theo khí hậu của địa phương đó. Các thuật toán còn cho biết sản phẩm nào sẽ được mua nhiều nhất và sản phẩm nào đang ế ẩm trên thị trường. Điều đó giúp nhà nông chọn lựa sản phẩm canh tác trong hiện tại và tương lai.

Canh tác và robotics

Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp sẽ cải thiện năng suất và đem lại sản lượng cao và nhanh hơn.Những robot như robot xịt thuốc và làm cỏ được John Deere đầu tư, có thể giảm việc sử dụng hóa chất đến 90% nhờ công nghệ chính xác.

Một số công ty đang thử nghiệm hướng dẫn robot bằng laser và camera để thiết bị này nhận dạng và nhổ cỏ mà không cần sự can thiệp của con người. Các công ty khác đang tạo ra robot trồng cây để tăng thêm hiệu quả so với các phương pháp canh tác truyền thống. Sau cùng, robot được thử nghiệm dùng để thu hoạch trái cây và hạt.

Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng

Máy bay không người lái được sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp ở các nước châu Mỹ và châu Âu. Loại thiết bị công nghệ này thường được sử dụng vào mục đích giám sát cây trồng, đồng thời cũng có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng. Mặt khác, MBKNL cũng thường dùng trong việc phun thuốc từ trên cao, với hiệu suất làm việc cao gấp nhiều lần các thiết bị khác.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam được dự báo đến năm 2030, ngành nông nghiệp tất yếu sẽ sử dụng các thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Ứng dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp là một phương án chuyển đổi số hiệu quả. Ngày nay, máy bay không người lái có thể cung cấp hình ảnh động theo chuỗi thời gian với chi phí thấp, giúp ta nhận ra được sự thiếu hiệu quả trong sản xuất và sự phát triển theo thời gian thực của vụ mùa.

Số hóa toàn bộ quy trình,

Việc số hóa toàn bộ quy trình, từ sản xuất và thu hoạch đến nhập kho và phân phối, đang tăng cường thông tin liên lạc giữa các bên liên quan khác nhau trong hệ thống nông nghiệp. Việc số hóa cũng đã nâng cao khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng cho các tác nhân khác nhau, giúp quy trình trở nên minh bạch hơn và hiệu quả cao hơn.

Công tác hành chính – nhân sự sẽ được tối ưu hóa, tiết kiệm chi phí với các phần mềm quản trị doanh nghiệp. Công tác tài chính kế toán giờ đây cũng trở nên đơn giản giúp CEO, nhà quản lý nắm được thông tin tài chính (chi phí, doanh số, lợi nhuận) và các thông tin về tài sản, kho,… mọi lúc mọi nơi. Tính linh hoạt giúp kế toán viên làm việc từ xa và liên thông dữ liệu với hệ thống CRM, quản lý bán hàng tại các cửa hàng, chi nhánh, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…

Bắt đầu với việc hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác, để tạo ra giá trị tốt hơn cho tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho mọi người trên toàn thế giới, nông nghiệp kỹ thuật số đang khuyến khích sự tiến bộ trên diện rộng trong lĩnh vực này hơn bao giờ hết. Tính minh bạch mà các đổi mới hiện đại mang lại cho phép các nhà sản xuất quản lý cung và cầu đồng thời áp dụng các phương pháp tốt nhất cho một tương lai bền vững. Sự sẵn có của dữ liệu phong phú từ các cấp độ sản xuất và phân phối thực phẩm khác nhau cũng tạo năng lực cho sự bùng nổ các đổi mới hiệu quả về chi phí trong ngành.

Hiện nay, chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi mô hình sản xuất lấy công nghệ làm nền tảng, ứng dụng công nghệ vào tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tận dụng tối đa các nguyên liệu, phế, phụ phẩm, tái chế chúng thành các sản phẩm, tạo thành cơ chế tuần hoàn trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên mô hình kinh tế tuần hoàn và sự phát triển bền vững trong tương lai.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hầu hết các lĩnh vực của ngành. Đến nay, hầu hết các nhóm công nghệ số cơ bản trong nông nghiệp đều đã được triển khai hoặc bắt đầu được thử nghiệm tại nước ta. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, công nghệ nền tảng internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data) được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số là phần mềm đã cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, qua đó giúp người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi giai đoạn sinh trưởng của cây theo thời gian thực…

Lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ IOT, công nghệ chuỗi khối (blockchain), công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn.Lĩnh vực lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND mã mạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng...Lĩnh vực thủy sản, chuyển đổi số mạnh mẽ với việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh; máy thu lưới vây (đứng); hệ thống thu-thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ...

Nhìn chung, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn gặp phải các khó khăn, vướng mắc. Trong đó, hạn chế chung là thể chế phát triển nói chung và chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngoài ra, còn một số hạn chế như: hạ tầng số trong nông nghiệp còn rất yếu; số hóa dữ liệu trong nông nghiệp cực kỳ nhiều nhưng tổng hợp, thống kê, kết nối đạt tỷ lệ chưa cao; thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; việc hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân ứng dụng công nghệ cao, cụ thể là chuyển đổi số còn hạn chế.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Chuyển đổi số đến với bà con nông dân cần các giải pháp đa dạng, đa kênh, đa tương tác, giới thiệu các nền tảng số, các kênh thương mại điện tử, các ứng dụng mạng xã hội để kết nối tiêu thụ nông sản. Chuyển đổi số sẽ giúp “đưa chợ về vườn”, đưa thị trường về đến tận ao cá, vườn cây, thửa ruộng”.

Thống kê từ các địa phương cho thấy, đến hết tháng 4/2024, đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp…