Vì sao NASA phóng 3 tên lửa lúc nhật thực toàn phần ngày 8/4?

NASA sẽ phóng 3 tên lửa chở các dụng cụ khoa học vào vùng bóng tối của nhật thực vào ngày 8/4, để tìm hiểu những nhiễu loạn, có thể gây cản trở cả liên lạc vô tuyến và vệ tinh.
Hình minh họa của NASA về nhật thực sắp vào ngày 8/4

Hình minh họa của NASA về nhật thực sắp vào ngày 8/4

Vào ngày 8/4, nhiều vùng ở Mỹ, Canada và Mexico sẽ chìm trong bóng tối khi mặt trăng lướt nhẹ trước mặt trời, đánh dấu hiện tượng nhật thực toàn phần. Hàng triệu người háo hức không phải là những người duy nhất hào hứng. Mà chính các kỹ sư của NASA ở Virginia cũng háo hức với kế hoạch tận dụng tối đa vài phút quý giá của bóng tối bằng cách phóng tên lửa thẳng vào lúc nhật thực.

Theo Live Science, bên cạnh yếu tố thú vị, các vụ phóng tên lửa còn có một mục tiêu khoa học quan trọng. Đó là giúp các nhà khoa học hiểu được sự giảm đột ngột của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến lớp không khí của hành tinh chúng ta như thế nào.

Sự chuyển đổi đột ngột từ ngày sang đêm là nguyên nhân khiến nhiệt độ giảm mạnh và thậm chí đánh lừa động vật thực hiện các hành vi vào ban đêm. Nhưng các nhà khoa học vẫn còn hiểu rất ít về những khoảnh khắc bóng tối ngắn ngủi ảnh hưởng như thế nào đến ranh giới giữa bầu khí quyển trên và dưới của Trái đất, được gọi là tầng điện ly, kéo dài từ 55 đến 310 dặm (90 đến 500 km) so với bề mặt hành tinh.

Ở thời điểm này, bức xạ cực tím từ mặt trời thường xuyên tách các electron ra khỏi nguyên tử, tạo thành các hạt tích điện dồi dào bay lên bầu khí quyển phía trên. Nó mỏng đi khi mặt trời lặn, các ion này kết hợp lại thành các nguyên tử trung hòa và lại bị xé toạc vào bình minh tiếp theo.

Theo NASA, vào tháng 10 năm ngoái, một tên lửa được phóng trong thời điểm nhật thực một phần để nghiên cứu sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời giảm đột ngột đến bầu khí quyển phía trên Trái đất.

Một tên lửa của NASA được phóng trong thời điểm nhật thực một phần vào tháng 10 năm ngoái.( Ảnh quân đội WSMR/NASA)

Một tên lửa của NASA được phóng trong thời điểm nhật thực một phần vào tháng 10 năm ngoái.( Ảnh quân đội WSMR/NASA)

Aroh Barjatya , giáo sư kỹ thuật và vật lý tại Đại học Hàng không Embry-Riddle, cho biết: “Nếu bạn coi tầng điện ly như một cái ao với một số gợn sóng nhẹ nhàng trên đó thì nhật thực giống như một chiếc thuyền máy đột ngột lao qua mặt nước”. Bài báo năm 2023 của NASA viết rằng: "Nó tạo ra một luồng sóng ngay bên dưới và phía sau nó, sau đó mực nước dâng lên trong giây lát khi nó tràn trở lại".

Vì vậy, bằng cách phóng ba tên lửa trước, trong và sau khi bóng mặt trăng chuyển từ ngày sang đêm vào ngày 8/4, các kỹ sư của NASA hy vọng sẽ thu thập đủ dữ liệu để dự đoán những nhiễu loạn như vậy, vốn được biết là gây cản trở cả liên lạc vô tuyến và vệ tinh.

Một nhóm kỹ sư đã thực hiện một thí nghiệm tương tự trong nhật thực một phần "vòng lửa" vào tháng 10 năm ngoái, khi tối đa 90% ánh sáng của mặt trời bị mặt trăng chặn lại. Kết quả từ những lần phóng đó cho thấy, sự sụt giảm ánh sáng mặt trời đã gây ra nhiễu loạn có khả năng ảnh hưởng đến thông tin liên lạc vô tuyến và vệ tinh, nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện khả năng dự đoán chúng.

Theo Barjatya NASA: “Chúng tôi rất vui mừng được phóng lại tên lửa trong thời gian nhật thực toàn phần, để xem liệu các nhiễu loạn có bắt đầu ở cùng độ cao hay không và liệu cường độ và quy mô của chúng có giữ nguyên hay không”.