Cửa ô vốn là lối ra vào thành, có vọng gác, chốt chặn để kiểm soát, thu thuế, ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn. Các cửa ô được đặt tên theo làng, theo tổng.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 ( Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô”. Sự kiện mở cửa từ ngày 07/10 - 30/10/2024 tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long. Trong ảnh là Quang cảnh phố Jean Dupuis xưa (nay là phố Hàng Chiếu), cổng phố bằng gỗ, là một hàng rào đơn giản dựng trên chỗ đất cao để canh gác.
Ô Quan Chưởng sau khi được trùng tu theo quyết định của Hội đồng Thành phố Hà Nội ngày 13/10/1902. (Nguồn: TTLTQG1)
Ô Quan Chưởng đầu thế kỷ XX.
Bản vẽ Cửa Ô Quan Chưởng. (Nguồn EFEO)
5 cửa ô mà chúng ta biết đến ngày nay cũng chỉ còn là cái tên, không còn mang ý nghĩa như ban đầu: Quan Chưởng (tức Thanh Hà), Đống Mác (tức Lãng Yên), Cầu Dền (tức Thịnh Yên), Đồng Lầm (tức Kim Liên), Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Cửa ô duy nhất gần như vẹn nguyên sót lại chính là ô Quan Chưởng (đầu Hàng Chiếu, gần chợ Đồng Xuân ngày nay).
Một chợ nhỏ họp ngay ở Cửa Ô Quan Chưởng, Hà Nội.
Cửa Ô Cầu Dền cuối thế kỷ XIX. Hiện nay là khu vực ngã tư phố Bạch Mai – Đại Cồ Việt – Phố Huế.
Ô Cựu Lâu (Tây Luông) năm 1873, trong cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 của André Masson. Nay ở vị trí quảng trường trước cửa Nhà hát lớn.
Quang cảnh Nhà hát lớn đầu thế kỷ XX. (Nguồn: EFEO)
Đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Hàng Bài) đầu thế kỷ XX. (Nguồn:EFEO)
Đường Huế (nay là Phố Huế) cuối thế kỷ XIX. (Nguồn: EFEO)
Thiết kế Cửa Ô thể hiện trên bản đồ Hà Nội năm 1885. (Nguồn TTLTQG1)
Một góc chợ Bưởi xưa. (Nguồn EFEO)
Tờ Sức của Nha huyện Thọ Xương ngày 21 tháng 2 nhuận năm Thành Thái 2 (1890) về việc lập các trạm phu để tuần tra, canh gác ở các Cửa Ô. (nguồn: TTLTQG1)
Bản đồ thể hiện rất rõ về tỉnh thành Hà Nội trước khi có sự can thiệp của người Pháp. Bao quanh thành phố là một vòng lũy với những Cửa ô được trổ ra làm nơi giao lưu giữa nội thành và ngoại thành.
Bản đồ Hà Nội năm 1885.
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Mời quý độc giả xem video: Bà Hoàng Lan Dung chia sẻ về ngày Giải phóng Thủ đô