Mất cần bằng sinh thái gây thiệt hại nhiều hơn dự tính

Cái gì càng hiếm càng có giá! Các phương pháp hiện tại để tính toán thiệt hại gây ra do mất cần bằng sinh thái đang sử dụng trở nên lạc hậu vì không tính đến ...trượt giá.

Các nhà nghiên cứu đề xuất các chính phủ áp dụng một phương pháp mới để tính toán lợi ích phát sinh từ việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.

Qua cách thức tính toán này, thể hiện rằng các thiệt hại gây ra thật sự lớn hơn so với những phương pháp tính toán trước nay vẫn dùng.

Kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học từ nhiều quốc gia cho thấy các phương pháp hiện tại để tính toán giá trị của các chính sách về môi trường “không còn hiệu quả” và đã nghĩ ra một cách tiếp cận mới mà họ tin rằng có thể dễ dàng triển khai trong phân tích, làm cơ sở cho các báo cáo ngân sách trong tương lai.

Con người đang từng ngày tác động đến sự đa dạng sinh học gây mất cân bằng sinh thái.

Con người đang từng ngày tác động đến sự đa dạng sinh học gây mất cân bằng sinh thái.

Cách tiếp cận mới được công bố trên tạp chí The Science, có tính đến sự gia tăng giá trị tiền tệ của thiên nhiên theo thời gian khi thu nhập của con người tăng lên, cũng như khả năng suy giảm đa dạng sinh học, khiến nó trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm.

Điều này trái ngược với các phương pháp hiện tại, không xem xét giá trị của hệ sinh thái mang lại thay đổi như thế nào theo thời gian.

Moritz Drupp, Giáo sư Kinh tế bền vững tại Đại học Hamburg và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp cho các chính phủ một công thức để ước tính giá trị tương lai của các tác động do mất cân bằng sinh thái có thể được sử dụng trong quá trình ra quyết định”.

Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giá trị này: một mặt, thu nhập sẽ tăng và kéo theo đó là sự thịnh vượng của dân số thế giới - ước tính khoảng 2% mỗi năm sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Mất cân bằng sinh thái có tác động lớn hơn những gì chúng ta nghĩ.

Mất cân bằng sinh thái có tác động lớn hơn những gì chúng ta nghĩ.

Khi thu nhập tăng lên, mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để bảo tồn thiên nhiên. Giáo sư Drupp cho biết: “Mặt khác, các dịch vụ do hệ sinh thái cung cấp sẽ trở nên có giá trị hơn khi chúng ngày càng khan hiếm”.

"Thực tế là hàng hóa khan hiếm trở nên đắt hơn là một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế và nó cũng được áp dụng ở đây. Và thật không may, xét theo những diễn biến hiện tại, chúng ta phải dự đoán rằng tình trạng mất đa dạng sinh học sẽ tiếp tục diễn ra."

Theo các nhà nghiên cứu, giá trị hiện tại của các lợi ích do đa dạng sinh thái mang lại phải được đặt cao hơn nhiều trong các phân tích chi phí-lợi ích ngày nay, tới hơn 130% nếu chỉ bao gồm cả sự gia tăng thu nhập.

Nếu cũng tính đến tác động đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ, mức điều chỉnh giá trị sẽ lên tới hơn 180%.

Việc tính đến những tác động này sẽ làm tăng khả năng các dự án bảo tồn dịch vụ hệ sinh thái vượt qua bài kiểm tra cân đối chi phí-lợi ích.

Thiên nhiên có giới hạn, nên lẽ thường cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao.

Thiên nhiên có giới hạn, nên lẽ thường cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao.

Các giá trị môi trường hiện đang được các nhà hoạch định chính sách sử dụng khi đánh giá đầu tư công và thay đổi quy định có nghĩa là thiên nhiên trở nên kém giá trị hơn theo thời gian so với các hàng hóa và dịch vụ khác.

"Công việc của chúng tôi cho thấy điều này là sai. Chúng tôi đề xuất nâng cao giá trị của các hệ sinh thái theo thời gian. Đề xuất này có thể dễ dàng được triển khai trong phân tích của Kho bạc để củng cố các báo cáo Ngân sách trong tương lai." Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết trong báo cáo

Lấy các rạn san hô làm ví dụ cụ thể. Chúng dự kiến ​​sẽ giảm về diện tích và đa dạng sinh học khi khí hậu thay đổi, có nghĩa là các rạn san hô còn lại sẽ có giá trị hơn, các trang sức từ san hô sẽ có giá trị cao hơn nhiều so với ngày nay.