Những khám phá khảo cổ mới cho thấy họ hàng loài người đã tuyệt chủng của chúng ta, như người Neanderthal, có thể đã tạo ra những hình thức nghệ thuật nguyên thủy. |
Trong nhiều thế kỷ, Hang Kỳ lân hay "Einhornhöhle" ở miền trung nước Đức đã nổi tiếng với hàng nghìn bộ xương. Vào thời trung cổ, người ta cho rằng xương có nguồn gốc từ kỳ lân.
Nhưng cách đây vài năm, các nhà khảo cổ khai quật hang động đã tìm thấy một vật thể bất thường: xương ngón chân của một con nai khổng lồ.
Mặc dù những con hươu khổng lồ từng là con mồi của những thợ săn thời tiền sử ở châu Âu, nhưng loài động vật này thường lang thang xa hơn về phía bắc, cho thấy bộ xương này đã được mang đến từ xa.
Nó còn khác biệt là một số rãnh lớn đã được chạm khắc ở các góc, tạo ra hoa văn giống chữ V nổi bật.
Điều đặc biệt hơn nữa là nó đã 5 vạn tuổi, lúc đó Hang Kỳ Lân bị người Neanderthal, họ hàng đã tuyệt chủng của loài người chúng ta, chiếm giữ.
Dirk Leder, nhà khảo cổ học của tại Bang Lower Saxony, công bố nghiên cứu về vật thể này, cho biết: “Mảnh xương được khắc từ Einhornhöhle có niên đại ít nhất 50.000 năm tuổi và do đó nằm trong số những vật thể mang tính hình tượng lâu đời nhất được biết đến”.
Các họa tiết chữ V khắc trên đốt xương hưu 5 vạn tuổi. |
Ý nghĩa của hình tượng này đã bị mất đi theo thời gian, nhưng nó có thể là "một công cụ nhằm liên lạc với các thành viên khác trong nhóm, người ngoài, linh hồn hoặc những thứ tương tự - đơn giản là chúng tôi không biết", ông nói.
Bộ xương là một trong những ứng cử viên cho danh hiệu gây nhiều tranh cãi là “tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới”.
Nghệ thuật là một định nghĩa rộng lớn bao gồm những gì trông giống như những vết cào xước vô tình và hình ảnh tượng trưng chân thực đến nghẹt thở.
Một bản đồ tổng hợp các địa điểm, niên đại của những phát hiện khảo cổ. |
Trong thập kỷ qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biểu hiện nghệ thuật xuất hiện sớm hơn nhiều trong quá trình tiến hóa của loài người so với các nhà khoa học từng nghĩ, và nó đang định hình lại sự hiểu biết của chúng ta về khả năng nhận thức của người cổ xưa, bao gồm cả người Neanderthal và người vượn.
Ví dụ, có bằng chứng khảo cổ học cho thấy người Neanderthal đã tạo ra những thiết kế trừu tượng trên tường hang động từ rất lâu trước khi cổ xưa Homo sapiens đến châu Âu và có thể đã làm mặt dây chuyền từ móng vuốt đại bàng cách đây 130.000 năm.
Leader nhận định: "Về mặt nhận thức, người Neanderthal dường như có khả năng trở thành nghệ sĩ giống như người Homo sapiens tổ tiên loài người của chúng ta."
Bởi vì hầu hết các nhà khảo cổ học không phải là nhà lý luận nghệ thuật, nên các cuộc tranh luận của họ đã tránh việc định nghĩa thuật ngữ “nghệ thuật”.
Thay vào đó, nhiều người đã tập trung vào các hình thức biểu đạt ban đầu - những đồ vật rõ ràng nhằm mục đích mô tả điều gì đó, chẳng hạn như một con gấu được vẽ trên tường, cũng như những đồ vật có tính biểu tượng không rõ ràng, chẳng hạn như khúc xương được chạm khắc từ Hang Kỳ Lân.
Về phần mình, Leder tránh gọi mảnh xương được chạm khắc từ Hang Kỳ Lân là “nghệ thuật”. Thay vào đó, ông thích thuật ngữ "tiền nghệ thuật" hơn, thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu sử dụng để mô tả các hình thức biểu đạt nghệ thuật có từ rất sớm.
Hiện vật trong Hang Kỳ Lân không phải là ví dụ lâu đời nhất về tác phẩm nghệ thuật này. Nhiều ví dụ đầu tiên về biểu hiện nghệ thuật được thực hiện bởi người Neanderthal.
Chúng bao gồm những bức vẽ hang động khoảng 75.000 năm tuổi ở Pháp trông giống như những vết xước không rõ ràng, những bức tranh hang động cổ ở Tây Ban Nha khoảng 64.000 năm tuổi và những bản khắc 57.000 năm tuổi trên tường hang động ở Pháp là những tác phẩm "rõ ràng" nhất. Mặc dù vậy, các nhà khảo cổ học không biết ý nghĩa của các thiết kế đó.
Thomas Terberger, giáo sư khảo cổ học tiền sử tại Đại học Göttingen ở Đức, người cũng đã nghiên cứu mảnh xương được chạm khắc từ Hang Kỳ Lân, cho biết những người cổ xưa khác có thể đã sử dụng biểu tượng ngay cả trước khi người Neanderthal xuất hiện.
Terberger nói: "Ngày càng có nhiều bằng chứng về đồ trang trí và các biểu hiện khác nhau của hành vi mang tính biểu tượng kể từ khoảng 120.000 năm trước ở Châu Phi và Châu Âu”.
Bức vẽ tê giác phát hiện tại hang Chauviet - miền Đông nước Pháp. |
Quay trở lại xa hơn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm quả cầu đá, có đường kính vài inch, tại một số địa điểm cổ xưa của con người, nơi chế tạo các công cụ bằng đá. Niên đại sớm nhất là khoảng 2 triệu năm trước - trước sự xuất hiện của người Neanderthal và H. sapiens hơn một triệu năm.
Mặc dù một số người cho rằng những quả cầu này là "đá búa" hoặc "lõi" đá còn sót lại từ các công cụ bằng đá bong tróc, nhưng vẫn chưa rõ chức năng của những quả cầu này là gì.
Các chuyên gia không gọi những quả cầu này là "nghệ thuật", phân tích cho thấy chúng được cố tình tạo hình để ngày càng có hình cầu, có lẽ nhằm mục đích theo đuổi "sự đối xứng" - điều cũng được thấy ở một số chiếc rìu cầm tay thời đồ đá cũ .
Ngoài ra còn có các vết lõm thời tiền sử hoặc dấu vết hình chiếc cốc được gọi là Cupules , được tìm thấy trên khắp Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, với niên đại sớm nhất được biết đến là 1,7 triệu năm trước. Người ta đề xuất rằng các hạt này có thể đã được sử dụng để nghiền hạt. Nhưng nhiều nhà khảo cổ học hiện nay cho rằng các khối nhỏ này không có chức năng nào khác ngoài việc trang trí bề mặt đá.
Nghệ thuật nói gì về chúng ta
Trọng tâm của nó, bất kỳ cuộc tranh luận nào về nghệ thuật lâu đời nhất thế giới đều dựa trên các lý thuyết về mục đích của nghệ thuật và những gì nó nói về nhận thức của con người.
Bức tranh heo rừng ở hang Leang Tedongnge (Indonesia) được tăng cường kỹ thuật số trông không khác một tác phẩm nghệ thuật đương đại. |
Nhà khảo cổ học và tâm lý học Derek Hodgson, một chuyên gia về nghệ thuật hang động thời tiền sử trước đây làm việc tại Đại học York ở Anh, cho rằng có sự phát triển về ý thức nghệ thuật giữa các cá thể vượn người. Dù thuộc loài nào, thì họ đã phát triển cùng với khả năng chế tạo công cụ bằng đá và sử dụng các đồ vật khác để cải tạo môi trường sống.
Sự phát triển đó dường như đã đạt đến mức thay vì chỉ được áp dụng để chế tạo công cụ, bởi các hình tượng đó không phục vụ cho công năng.
Những dấu vết tình cờ được tạo ra trong quá trình chế tạo các công cụ bằng đá sẽ được coi là một thứ gì đó có ý nghĩa, về sau được chủ động thêm vào hoặc sao chép.
Đổi lại, những dấu hiệu như vậy có thể đã tạo ra "tiếng vang" trong mạng lưới thần kinh của não người, điều này có thể gây ra cảm giác hài lòng khi người ta cảm nhận được những mô hình lặp đi lặp lại như vậy.
Các bản quét cho thấy một số vùng não phản ứng khi người hiện đại thưởng thức hoặc sáng tạo nghệ thuật. Mặc dù không thể nói được liệu các quá trình tương tự có xảy ra ở họ hàng và tổ tiên loài người đã tuyệt chủng của chúng ta hay không và ở mức độ nào.
Những quả cầu đá cổ xưa cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đến hình học đang phát triển vào thời điểm đó, khi những người vượn đầu tiên thử nghiệm tính đối xứng để đánh giá giá trị của nó.
Nghệ thuật không chỉ cần một người làm ra nó mà còn cần một nhóm người để chia sẻ nó và giao tiếp thông qua những đồ trang trí này. Vậy có phải từ đó mà nghệ thuật đã ra đời?