Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tàu lặn dưới biển sâu để lấy hàng trăm hiện vật, bao gồm cả chiếc bát sứ này. (Nguồn hình ảnh: NCHA/Bản tin qua Tân Hoa Xã) |
Trước đó, tháng 10/2022, Chính phủ Trung Quốc công bố, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các vụ đắm tàu ở độ sâu khoảng 4.900 feet (1.500 mét) dưới mặt biển, giáp Trung Quốc ở phía bắc, Việt Nam ở phía tây và Philippines ở phía đông.
Hai xác tàu đắm có niên đại từ thời nhà Minh (1368 đến 1644), nằm cách bờ biển Tam Á - một thành phố trên đảo Hải Nam của Trung Quốc chưa đầy một dặm (1,5 km). Các địa điểm này cách nhau khoảng 14 dặm (22 km), South China Morning Post (SCMP) đưa tin.
Năm 2023, The Guardian đưa tin, các nhà nghiên cứu bắt đầu nhiệm vụ gian khổ là lập bản đồ và khai quật các địa điểm bằng tàu lặn dưới biển sâu có tên là "Shenhai Yongshi" hay "Chiến binh biển sâu".
Tại một cuộc họp báo vào năm 2023, Yan Yalin - Giám đốc bộ phận khảo cổ học của Cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc (NCHA) cho biết: “Xác tàu được bảo tồn tương đối tốt và một số lượng lớn di vật đã được phát hiện”.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị lặn biển sâu để sàng lọc đống đổ nát. Theo tuyên bố, họ đã phát hiện ra vô số đồ sứ và đồ gốm cùng với những đồng tiền đồng tại địa điểm đắm tàu đầu tiên.
SCMP đưa tin, hàng hóa trên tàu đó có xuất xứ từ Cảnh Đức Trấn, được mệnh danh là thủ đô sứ của Trung Quốc.
Theo tuyên bố, chiếc thuyền thứ hai chứa 38 hiện vật, bao gồm các đồ gỗ, đồ sứ và đồ gốm, vỏ khăn xếp hình xoắn ốc và gạc hươu.
Guan Qiang, Phó giám đốc NCHA cho biết, cả hai xác tàu đều nêu bật tầm quan trọng của “trao đổi thương mại và văn hóa dọc theo Con đường tơ lụa trên biển cổ xưa”.
Không có thông tin chi tiết nào được đưa ra về nguyên nhân vụ đắm tàu.