Vài ngày gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội đang hào hứng bàn tán về cụm từ "Nồng độ cồn nội sinh". Có người còn lo lắng lỡ như mình vô tình ăn, uống loại thực phẩm nào đó chứ không dùng bia, rượu vẫn có nguy cơ bị thổi phạt oan.
Vậy nồng độ cồn nội sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu xem nó từ đâu có.
Về định nghĩa: Trong hệ tiêu hóa con người luôn có các vi sinh vật chuyển hóa đường bột thành cồn. Ngoài ra chính cơ thể chúng ta cũng chuyển hóa tạo ra một lượng cồn nhỏ, cơ thể hấp thụ lượng cồn này gọi là cồn nội sinh.
Hệ thống tiêu hóa chúng ta có những loại vi sinh đường và sự chuyển hóa pyruvate trong các mô gọi là cồn nội sinh. |
Ethanol được phân hủy trong gan nhờ các enzyme alcohol dehydrogenase và aldehyde dehydrogenase. Khả năng gan mỗi người làm việc khác nhau nhưng trung bình gan người ta phân hủy được 6 đến 8g ethanol mỗi giờ. Nhờ vậy lượng ethanol nội sinh trong máu thường rất thấp, không đủ gây ra nhiễm độc cơ thể.
Chúng có khác gì với cồn do việc uống bia, rượu không? Cơ bản là không, chúng đều là etanol, chúng chỉ khác là do cơ thể tự sinh ra chứ không đưa từ bên ngoài vào qua đường tiêu hóa, hô hấp, hay đường máu.
Thường một số trường hợp có nồng độ cồn nội sinh, hoặc nồng độ cồn phát sinh sau ăn một số loại thực phẩm thông thường, kể cả trái cây, uống rượu bia, đều giống nhau. Và một điều quan trọng là chúng đều được cơ thể hấp thu và máu nếu đi qua ruột non.
Tùy phân bổ hệ vi sinh đường ruột của từng người khác nhau mà lượng cồn nội sinh sẽ khác nhau ở mỗi người. Cụ thể hơn, nồng độ alcohol (cồn) nội sinh trong máu khoảng 0.26-0.75mg/lít (rất thấp).
Nồng độ cồn trong hơi thở bằng khoảng 1/2.100 trong máu. Tức là nồng độ cồn nội sinh trong hơi thở khoảng 0.00012-0,00036 mg/lít khí thở (khoảng 1-3 phần triệu gram trong mỗi lít khí thở).
Có nhiều lý do có thể dẫn tới tăng cao nồng độ ethanol nội sinh trong máu, lý do hàng đầu thường là biến đổi khu hệ vi sinh vật đường ruột của mỗi người (nhiễm Candida, Saccharomyces hay Klebsiella), các lý do khác bao gồm chế độ dinh dưỡng giàu chất bột mà ít chất xơ, vừa mới ăn thức ăn giàu đường mau tiêu như mít, chuối, kem…, người bị bệnh tiểu đường, bệnh kích thích đường ruột, đột biến gene phân hủy ethanol, sử dụng thuốc có tác dụng phụ ức chế aldehyde dehydrogenase…
Không phải quá lo lắng về nồng độ cồn nội sinh nếu bạn không có một số bệnh về tiêu hóa cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc "tự lên men" trong cơ thể. |
Mặc dù trong phần lớn các trường hợp, máy kiểm tra cầm tay của cảnh sát giao thông không phát hiện ra ethanol nội sinh, nhưng nếu phát hiện được thì về mặt hóa học, ethanol nguồn gốc bia rượu hay nguồn gốc nội sinh đều là ethanol, không thể có "biện pháp nghiệp vụ" nào phân biệt được như một tuyên bố trấn an gần đây.
Trong một số rất hiếm trường hợp, ethanol nội sinh có thể tăng rất cao. Gần đây nhất (2014), một phụ nữ 35 tuổi bị cảnh sát New York dừng xe và bắt giam sau khi đo được mức cồn trong máu gấp trên 4 lần cho phép (ở Mỹ, giới hạn này khá cao, là 0,08%). Nhưng tòa đã phải thả bà lái xe này sau một quá trình kiện tụng phức tạp bao gồm cả lấy bằng chứng xét nghiệm từ các bác sỹ rằng bà ta bị một chứng bệnh hiếm, gọi là hội chứng tự lên men (auto-brewery syndrome), do nguyên nhân nhiễm nấm đường ruột.
Mặc dù vậy, phần lớn giới luật sư cho rằng các tòa án thường rất khó chấp nhận lý do này. Giới chuyên môn y học thì khuyến cáo rằng mức ethanol nội sinh tăng cao thường xuyên thì cũng độc hại như khi lạm dụng bia rượu, bệnh nhân nên cảnh giác, tự mình nhận thấy các triệu chứng mà đề phòng và khắc phục.
Đây là nồng độ rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện vì độ nhạy thấp. Vì thế người dân không nên quá lo lắng. Chỉ các phương tiện chuyên dụng, siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện.
Bởi vậy, bạn không nên quá lo ngại về nồng độ cồn nội sinh khiến mình bị thổi phạt oan ức khi tham gia giao thông. Bộ Y tế cũng cho biết tình huống này rất hy hữu, do bệnh lý hoặc cơ địa của từng người, chỉ gặp ở một số người có bệnh lý tiêu hóa, ngưỡng cũng rất nhỏ.