Nữ phi hành gia Belarus đầu tiên bay vào vũ trụ

Tàu Soyuz MS-25 đã đưa 3 phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lên ISS. Trong đó, nhà du hành vũ trụ Vasilevskaya trở thành người phụ nữ Belarus đầu tiên đặt chân lên vũ trụ.

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết tàu vũ trụ Soyuz MS-25 của nước này đã ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) theo chế độ tự động vào ngày 25/3.

Tối 23/3 (theo giờ Việt Nam), sứ mệnh phóng tàu vụ trụ Soyuz MS-25 do Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) triển khai, diễn ra thành công tại Sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Con tàu mang theo 3 người, gồm phi hành gia NASA Tracy C. Dyson (quốc tịch Mỹ), nhà du hành vũ trụ Roscosmos Oleg Novitskiy (quốc tịch Nga) và Marina Vasilevskaya (quốc tịch Belarus).

Theo thông báo của Roscosmos, tàu Soyuz MS-25 đã đưa 3 phi hành gia Marina Vasilevskaya của Belarus, Oleg Novitsky của Nga và Tracy Dyson của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lên ISS. Trong đó, nhà du hành vũ trụ Vasilevskaya trở thành người phụ nữ Belarus đầu tiên đặt chân lên vũ trụ.

Vasilevskaya từng là một tiếp viên hàng không, được Viện Hàn lâm Khoa học Belarus và Cơ quan Vũ trụ Belarus lựa chọn qua một cuộc thi toàn quốc, và là 1 trong 6 người được chọn lọc từ hơn 3.000 ứng viên nữ.

Vasilevskaya tiếp tục vượt qua một tiếp viên hàng không khác, hai nhà khoa học và hai bác sĩ để trở thành phụ nữ Belarus đầu tiên có được vinh dự bay vào vũ trụ.

Sau khi ứng tuyển, Vasilevskaya trải qua một quá trình đào tạo kép kéo dài khoảng nửa năm, và được thực hành trên thiết bị mô phỏng tàu vũ trụ Soyuz. Anastasia Lenkova, một bác sĩ phẫu thuật nhi 28 tuổi, được chỉ định là người thay thế Vasilevskaya nếu như cô không thể thực hiện sứ mệnh.

Trước khi góp mặt trên tàu Soyuz, Vasilevskaya đã có nhiều năm phục vụ trên các máy bay thương mại của Boeing (Mỹ) và Embraer (Brasil). Cô được đánh giá cao nhờ kinh nghiệm ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong một chuyến bay.

Phi hành gia Tracy Dyson (trái), Oleg Novitsky (giữa) và Marina Vasilevskaya (phải). Ảnh: Space

Phi hành gia Tracy Dyson (trái), Oleg Novitsky (giữa) và Marina Vasilevskaya (phải). Ảnh: Space

Dự kiến của 3 phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ là: 2 phi hành gia Novitsky và Vasilevskaya sẽ ở lại ISS 12 ngày, sau đó cùng với nhà du hành vũ trụ Loral O'Hara của NASA trở về Trái Đất vào ngày 6/4 tới bằng tàu vũ trụ Soyuz MS-24. Nhiệm vụ của phi hành gia Dyson sẽ kéo dài đến tháng 9 năm nay sau đó sẽ trở về Trái Đất cùng 2 nhà du hành vũ trụ Oleg Kononenko và Nikolay Chub của Nga.

Ngày 16/6/1963, Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova đã trở thành người phụ nữ đầu tiên du hành vào vũ trụ trên tàu Vostok 6.

Valentina Vladimirovna Tereshkova sinh năm 1937 trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo (Nga). Bà bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt khi 18 tuổi. Ở tuổi 22, bà có lần nhảy dù đầu tiên dưới sự trợ giúp của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Đam mê của Tereshkova với môn nhảy dù đã khiến bà giành được sự chú ý của chương trình không gian Liên Xô, vốn đang tìm cách đưa một phụ nữ lên vũ trụ vào đầu những năm 1960 nhằm đạt thêm một danh hiệu “đầu tiên trong không gian” trước người Mỹ.

Là một vận động viên nhảy dù giỏi, Tereshkova có đủ khả năng để xử lý một trong những nhiệm vụ thử thách nhất của chuyến bay vũ trụ Vostok, đó là cú phóng bắt buộc từ con tàu vũ trụ ở độ cao gần 6.100m trong quá trình quay trở về Trái Đất. Tháng 2/1962, bà cùng với ba nữ vận động viên nhảy dù khác và một nữ phi công đã được tuyển chọn tham gia khóa đào tạo chuyên sâu để trở thành một nhà du hành vũ trụ.

Năm 1963, Tereshkova được chọn tham gia chuyến bay kép thứ hai trong chương trình Vostok, với hai tàu vũ trụ Vostok 5 và Vostok 6. Ngày 14/5/1963, Vostok 5 được phóng lên vũ trụ cùng với phi hành gia Valeri Bykovsky trên tàu. Khi Bykovsky vẫn đang quay quanh Trái Đất, Tereshkova được phóng lên vũ trụ vào ngày 16/6 trên tàu Vostok 6. Hai con tàu tuy có quỹ đạo khác nhau, nhưng tại một thời điểm, chúng chỉ cách nhau ba dặm, cho phép hai phi hành gia trao đổi thông tin liên lạc ngắn gọn. Tàu của Tereshkova được dẫn đường bởi một hệ thống điều khiển tự động.

Valentina Tereshkova bước sang tuổi 76 vào ngày 6/3/2013. Ảnh: RIA Novosti

Valentina Tereshkova bước sang tuổi 76 vào ngày 6/3/2013. Ảnh: RIA Novosti

Ngày 19/6, sau 48 vòng bay và 71 giờ trong không gian, Vostok 6 quay trở lại bầu khí quyển, và Tereshkova đã nhảy dù xuống Trái Đất thành công sau khi phóng ra ở độ cao 6.100m. Bykovsky và Vostok 5 cũng đã hạ cánh an toàn vài giờ sau đó.

Sau chuyến bay không gian lịch sử của mình, Valentina Tereshkova đã nhận được Huân chương Lenin và danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết.

Cho đến nay, trong số hơn 500 người đã bay vào vũ trụ, chỉ có 11% trong số họ là phụ nữ. Gần như những phụ nữ này đều bay trong chương trình của NASA, số còn lại tham gia các chương trình vũ trụ của Liên Xô/Nga và Trung Quốc.