Một nhà máy khí đốt gần Orla, Texas. (ảnh The New York Times) |
Phát thải khí mêtan ở mức cao không thể chấp nhận được
Khí thải mêtan từ các hoạt động của con người như sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên, nông nghiệp và bãi chôn lấp tồn tại trong khí quyển trong thời gian ngắn nhưng mạnh hơn nhiều lần so với carbon dioxide (CO2), một loại khí nhà kính. Chúng là nguyên nhân gây ra khoảng 1/3 mức tăng nhiệt độ toàn cầu kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Nghĩa là, việc cắt giảm lượng khí thải mêtan sẽ có tác dụng nhanh chóng trong việc hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu. một nhà máy khí đốt gần Orla, Texas.
Tuy nhiên, theo báo cáo của IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) công bố hôm 13/3, lượng phát thải khí mêtan của ngành năng lượng vẫn gần mức cao kỷ lục, ngay cả khi các quốc gia và công ty cam kết thực hiện những quy định mới nhằm giảm lượng khí gây nóng lên hành tinh.
IEA nhấn mạnh, lượng khí thải mêtan toàn cầu từ ngành năng lượng lớn hơn khoảng 70% so với lượng chính phủ các quốc gia đã báo cáo. Lượng khí mêtan lớn từ cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch bị rò rỉ cũng tăng 50% vào năm 2023 so với năm 2022. Một sự kiện siêu phát xạ được vệ tinh phát hiện là vụ nổ giếng ở Kazakhstan kéo dài hơn 200 ngày.
Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris cũng thấy, lượng khí thải từ dầu, khí đốt và than đá lớn hơn nhiều so với những gì chính phủ và các công ty nhiên liệu hóa thạch báo cáo vào năm 2023. Lượng khí thải mêtan từ nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên 118 triệu tấn vào năm ngoái, ngay dưới mức kỷ lục 119 triệu tấn được thiết lập trước đó.
Lượng khí thải cao vẫn tiếp tục dù nhiều năm trước đó, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, cắt giảm khí mêtan là cách rõ ràng nhất, nhanh nhất để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Theo IEA, lượng khí thải mêtan từ nhiên liệu hóa thạch phải giảm nhanh chóng - 75% vào năm 2030 - để giữ nhiệt độ không tăng 1,5 độ C.
Theo Tim Gould - nhà kinh tế năng lượng trưởng của IEA: “Lượng phát thải từ hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được”.
Lượng khí thải mêtan đã giữ ở mức khoảng 130 triệu tấn kể từ năm 2019, mức cao kỷ lục khi IEA bắt đầu Hệ thống theo dõi khí mêtan toàn cầu. Điều này bất chấp cam kết của hơn 150 quốc gia kể từ năm 2021 nhằm giảm lượng khí thải mêtan toàn cầu ít nhất 30% so với mức của năm 2020 vào cuối thập kỷ này.
Nhưng năm 2024 có thể đánh dấu một "bước ngoặt", Gould nói. Vì các vệ tinh mới giúp cải thiện việc giám sát và tính minh bạch xung quanh vấn đề rò rỉ khí mêtan, cho phép các công ty nhanh chóng khắc phục chúng.
Thách thức trong việc kiểm soát lượng khí thải mêtan từ ngành năng lượng bất chấp sự gia tăng nhanh chóng của các cam kết giảm thiểu tự nguyện của ngành, các quy định quốc gia và các vệ tinh mới. Nhưng IEA bày tỏ sự lạc quan về tác động của sự minh bạch hơn và các quy định cứng rắn hơn đối với ngành năng lượng.
Kiểm soát lượng phát thải mêtan, biến nó thành nhiên liệu
Vệ tinh đã nâng cao đáng kể kiến thức của thế giới về các nguồn phát thải. Hệ thống theo dõi khí mêtan toàn cầu của IEA kết hợp các số liệu mới nhất từ vệ tinh và các chiến dịch đo lường dựa trên cơ sở khoa học khác. Từ đó, cần có những hành động thiết thực để giảm phát thải khí mêtan.
Giảm thiểu khí mêtan là một trong những chiến lược hiệu quả nhất chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu |
Đầu tháng này, một vệ tinh phát hiện khí mêtan mới được hỗ trợ bởi Google của Alphabet và Quỹ Bảo vệ Môi trường đã đi vào quỹ đạo.
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và một thiết bị theo dõi dựa trên vệ tinh khác có tên GHGSat đã theo dõi lượng khí thải mêtan. Nhưng MethaneSAT mới sẽ cung cấp chi tiết hơn và có tầm nhìn rộng hơn.
Christophe McGlade, người đứng đầu bộ phận cung cấp năng lượng của IEA cho biết: “Năm 2024 sẽ là thời điểm bước ngoặt cho hành động và sự minh bạch về khí mêtan”.
Với khí mêtan là thành phần chính của khí đốt tự nhiên, các công ty dầu khí có động cơ thu giữ khí thải để bán làm nhiên liệu. Hàng chục công ty dầu mỏ cũng đã tự nguyện cam kết giảm lượng khí thải.
IEA cho biết, cường độ phát thải khí mêtan từ các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch rất khác nhau giữa các quốc gia. Mỹ là quốc gia phát thải khí mêtan lớn nhất từ các hoạt động dầu khí. IEA cho rằng, lượng khí thải mêtan toàn cầu từ các hoạt động khai thác dầu khí sẽ giảm hơn 90% nếu tất cả các quốc gia sản xuất đều có cường độ phát thải tương đương với Na Uy, mức thấp nhất trên toàn thế giới.
Trong một nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature cho thấy, trung bình khoảng 3% nguồn cung cấp dầu và khí đốt tại các địa điểm sản xuất quan trọng của Hoa Kỳ có thể thoát ra dưới dạng khí mêtan, cao gấp 3 lần so với ước tính của chính phủ quốc gia.
Nghiên cứu của Nature cho biết, sử dụng 1 triệu phép đo trên không được thu thập trong nhiều năm, các nhà khoa học ước tính hoạt động khai thác dầu khí ở 6 khu vực – bao gồm Texas, California và Colorado – có thể đã thải ra 6,2 triệu tấn khí thải mêtan hàng năm.
Do đó, việc rò rỉ khí mêtan như vậy có thể khiến các công ty dầu khí thiệt hại 1,08 tỷ USD trên thị trường.