Lo ngại các mô hình thu giữ carbon chưa được đánh giá đúng hiệu quả

Một nghiên cứu mới cho thấy, tiềm năng loại bỏ carbon của một số mô hình trồng rừng đã bị phóng đại quá mức.

Nỗ lực trồng lại rừng để phục hồi các khu rừng đã cạn kiệt là rất quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng như hấp thụ và lưu trữ carbon từ bầu khí quyển Trái đất. Những loại giải pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon này rất quan trọng, tuy nhiên, một số mô hình đã được phát hiện là không chính xác.

Nghiên cứu mới của Đại học bang Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra tiềm năng loại bỏ carbon của một số mô hình trồng rừng đã bị phóng đại quá mức - không phải do một yếu tố nhỏ - mà gấp ba lần một yếu tố. Nghiên cứu lo ngại, mục tiêu mà Thỏa thuận Paris đặt ra vào năm 2015 cho các quốc gia nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ hiện sắp bị vượt qua.

Runsheng Yin là giáo sư Khoa Lâm nghiệp của Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Tài nguyên (Mỹ), nơi ông chuyên đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái, phục hồi sinh thái cũng như chính sách và kinh tế tài nguyên thiên nhiên nói chung. Yin đã công bố nghiên cứu mới xác định rằng, các mô hình thu giữ carbon chưa tính đến những gì xảy ra với gỗ sau khi cây bị khai thác.

Yin nói: “Cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng, với năm 2023 được ghi nhận là năm ấm nhất ”. Theo Yin, các giải pháp dựa vào thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Nhưng các phương pháp được đánh giá nghiêm ngặt để bù đắp và giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng tin cậy không thể cấp bách hơn nữa. Khi hoạt động này ngày càng được kiếm tiền nhiều hơn, thì điều quan trọng là: việc hạch toán được thực hiện một cách chính xác.

Yin đã kiểm tra một cánh đồng thông ở miền Nam nước Mỹ được quản lý khá chặt chẽ. Người dân hoặc doanh nghiệp có thể nhận được tín chỉ carbon khi họ giảm thiểu, tránh hoặc loại bỏ lượng khí thải nhà kính. Ông đã phát hiện ra rằng, lượng tín chỉ bù đắp carbon mà một chủ đất có thể nhận được đã bị phóng đại lên ít nhất là 2,76. Điều đó cho thấy, việc giảm lượng carbon không hiệu quả như suy nghĩ trước đây. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc tính toán quá mức này thể hiện việc trồng rừng ngoài cánh đồng thông đó.

Cụ thể, khoảng thời gian cần thiết để carbon quay trở lại bầu khí quyển sau khi khai thác gỗ có thể khác nhau tùy thuộc vào các sản phẩm gỗ khác nhau, cho dù đó là giấy, ván ép hay đồ nội thất. Những loại gỗ này phân hủy ở các mức độ khác nhau và carbon phải được lưu trữ trong một khoảng thời gian cụ thể để kiếm được tín chỉ.

Ngoài ra, cũng có thể có vấn đề khi rừng được giữ nguyên vẹn, vì người ta không phải lúc nào cũng cân nhắc chi phí nắm giữ và khả năng sử dụng gỗ thay cho nhiên liệu hóa thạch, Yin nói.

Yin cho biết: “Nghiên cứu của tôi cho thấy tiềm năng của nó có thể không lớn như một số nhà phân tích đã tuyên bố”. “Đó là bởi vì, các nghiên cứu hiện tại phần lớn đã không tuân thủ các nguyên tắc tính toán của Thỏa thuận Paris, coi gỗ và carbon là sản phẩm chung một cách thích hợp và xem xét mỗi sản phẩm gỗ sẽ lưu trữ carbon trong bao lâu.”

Phát hiện này cho thấy sự cần thiết phải có những đánh giá chính xác và cụ thể hơn về việc lưu trữ carbon, cụ thể là tính toán lượng thời gian carbon được lưu trữ trong các sản phẩm gỗ sẽ tồn tại trước khi quay trở lại khí quyển.

Rừng sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon và các công ty nên được khuyến khích đầu tư vào trồng rừng để giảm thiểu lượng khí thải carbon - bao gồm cả việc nhận được các ưu đãi tài chính.

Do đó, Yin khuyến nghị tăng cường các nỗ lực quốc gia và quốc tế, thậm chí tạo ra các chương trình cần thiết để xử lý việc đánh giá khả năng thu giữ carbon. Nghiên cứu của ông cảnh báo rằng, việc loại bỏ lượng carbon tạo ra trong gỗ là chưa đủ và những hành động này - rất quan trọng - phải nhận được thẩm quyền và đánh giá phù hợp về hiệu quả của chúng.