Tiêu dùng xanh- Xu hướng tất yếu của mọi nhà

80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch. Nhiều đã đầu tư công nghệ vào sản xuất,cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố xanh và sạch.

Xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường

Khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng tăng, thay vì mua sắm lãng phí, khách hàng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, môi trường và các câu chuyện nhân văn sau từng sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng trách nhiệm khi hạn chế lãng phí, thói quen sống xanh và khả năng chi tiền cho cho các sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường

Theo khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp Việt ngày càng quan tâm đến sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường.

Hạn chế dùng túi nilong và nhựa khi mua hàng (ảnh Cộng đồng ẩm thực – tiêu dùng xanh)

Hạn chế dùng túi nilong và nhựa khi mua hàng (ảnh Cộng đồng ẩm thực – tiêu dùng xanh)

Cần sự tham gia tất cả chủ thể trong xã hội

Việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Sản xuất và tiêu dùng bền vững là một quá trình lâu dài, cần nhiều hơn nữa hoạt động trao đổi, chia sẻ để thường xuyên thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó, kêu gọi cùng nhau thực hiện các thay đổi để hướng tới hiệu quả của sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Đây cũng là quá trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội; trong đó, người tiêu dùng là nhân tố đóng vai trò quyết định, vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là động lực, là mục tiêu để các chủ thể khác hướng tới,

Mua sắm xanh không chỉ là xu hướng tất yếu mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như: Nâng cao độ an toàn, sức khỏe và mang lại giá trị cho cộng đồng trong việc chung tay giảm rác thải nhựa; giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; giúp phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn.

Chia sẻ về việc nhiều doanh nghiệp chung tay với các cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho hay, thành phố Hà Nội đã tập trung tuyên truyền rộng rãi đến đối tượng là các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ để hình thành chuỗi sản xuất sạch theo từng lĩnh vực sản phẩm thân thiện với môi trường như mây tre đan, dệt may, sơn mài, xây dựng, hàng tiêu dùng… với hệ thống các siêu thị, trung tâm phân phối bán lẻ. Từ đó hình thành mối liên kết chặt chẽ là sản xuất xanh - phân phối xanh - tiêu dùng xanh. Để thay đổi thói quen tiêu dùng tại Hà Nội sẽ phải mất nhiều thời gian, nhưng với sự sẵn sàng của người tiêu dùng, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự cam kết chung tay của các doanh nghiệp, chắc chắn xu hướng tiêu dùng xanh sẽ ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi xã hội phát triển, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng ngày càng được nâng lên. Không chỉ người dân, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội... cũng đang tích cực đẩy mạnh sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững hướng đến bảo vệ môi trường.

Để cạnh tranh trên thị trường, xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, tiêu dùng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vì vậy, tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cùng với các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với môi trường. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, an toàn cũng ngày càng tăng, nhất là các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy, việc tăng cường triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam sẽ là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững.